Thông tin chi tiết
Hao phí điện năng luôn là vấn đề rất khó giải quyết của khá nhiều đơn vị doanh nghiệp hiện nay. Và tất nhiên một trong những giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này đó chính là tủ điện điều khiển động cơ MCC. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé
Tủ điều khiển động cơ MCC là gì?
Tủ điện khiển động cơ MCC còn được gọi với cái tên khác là tủ điện điều khiển trung tâm MCC và có tên gọi tiếng anh là Motor Control Center. Loại tủ này thường được sử dụng đều vận hành, điều khiển hay bảo vệ các thiết bị điện, đông cơ như máy bơm,.... có công suất hoạt động lớn.
Dễ hiểu hơn, dòng tủ điều khiển động cơ MCC này là tủ điện hạ thế được thiết kế rất thông minh và thường được sử dụng để giảm tải hao phí điện năng hay dùng để cung cấp nguồn lực, điều khiển, giám sát và bảo vệ động cơ công suất lớn hoặc các động cơ cần thay đổi tốc độ, lưu lượng.
Cấu tạo của tủ điện khiển động cơ MCC
Tủ điều khiển động cơ MCC bao gồm 5 bộ phận cấu thành. Cụ thể như sau:
- Bộ điều khiển trung tâm
- Các thiết bị bảo vệ như: Aptomat
- Contactor
- Khởi động mềm
- Bộ biến tần
Ứng dụng dặc biệt của tủ điều khiển động cơ MCC
Loại tủ này chuyên dùng để khởi động, bảo vệ và điều khiển tốc độ quay hay chiều quay của động cơ. Thường sẽ được lắp đặt ở các khu vực phòng kỹ thuật hay phòng điều khiển ở các khu vực như:
- Nhà máy
- Xí nghiệp
- Các xưởng sản xuất lớn nhỏ
- Các trạm bơm
- Các tòa nhà cao ốc
- Khu chung cư
- Bệnh viện
- Trường học
- Cảng
- Sân bay
Các phương thức khởi động của tủ điện điều khiển MCC
Hiện nay, Tủ điều khiển động cơ MCC có 3 phương thức thức khơi động. Cụ thể như sau:
- Khởi động cứng: Đây là phương thức khởi động chuyên áp dụng cho các động cớ có công suất thấp có đấu nối sao/tam giác. Phương thức này có ưu điểm là khá rẻ, rất dễ dàng cho việc bảo quản cũng như lắp đặt. Thế nhưng nó lại có một số hạn chế như: chỉ sử dụng được cho các động cơ nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp và dòng điện khởi động có công suất nhỏ
- Phương thức khơi động mềm: Đây là phương thức khởi động thường được dùng cho các động cơ có công suất trung bình hoặc lớn. Phương thức này có khá nhiều các để thực hiện chủ yếu là điều áp xoay chiều và biến đổi tần số. Phương thức này có ưu điểm khá đặc biệt rất dễ dàng cho việc điều chỉnh phạm vi điều chỉnh rộng và hoạt động khá ổn định dễ điều chỉnh tốc độ động cơ, giá thành ở mức tầm trung. Bù lại nó khá khó để thiết kế hay bảo trì, bảo dưỡng, rất khó để điều chỉnh điện áp và dòng điện, rất dễ bị sai
- Khởi động biển tần: Phương thức này khá dễ hiểu, nghĩa là việc điều khiển tốc độ của động cơ sẽ dựa vào việc thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây ở trong động cơ. Loại phương pháp này được sử dụng khá phổ biến bởi nó giúp tiết kiệm được khá nhiều điện năng, tận dụng được tối đa công suất làm việc, giúp bảo vệ được động cơ khi thay đổi điện áp đột ngột, quá tải, mất pha.